Trong vài năm trở lại đây, ngành bán lẻ ngày càng phát triển. Kéo theo đó là sự phát triển của các giải pháp thanh toán - hỗ trợ bán hàng. Máy POS dần đã trở thành một cụm từ quen thuộc đối với nhiều người.
Vậy máy Pos ngân hàng là gì? Máy Pos quẹt thẻ giá bao nhiêu? Có các loại máy quẹt thẻ nào? PosApp sẽ trả lời qua bài viết dưới đây.
POS là viết tắt của từ gì? Các dòng máy POS hiện nay
POS là tên viết tắt của từ “Point of sale” dịch nôm na có thể hiểu là điểm bán hàng. Ban đầu, POS chỉ có nghĩa là máy chấp nhận thanh toán thẻ ATM hay còn gọi là máy cà thẻ ATM. Tuy nhiên, những năm gần đây, cùng với sự phát triển của các giải pháp của các giải pháp quản lý bán hàng, máy POS (POS terminal) còn được hiểu là máy bán hàng dùng để chạy các phần mềm tính tiền, in hoá đơn (POS system) mà ta thường thấy trong các siêu thị, nhà hàng, quán cafe
Trên thị trường hiện nay có 2 loại máy POS. Loại máy POS cà thẻ do ngân hàng cung cấp dùng để đọc và trừ tiền thẻ ATM nội địa, thẻ thanh toán quốc tế. Loại thứ 2 là máy POS bán hàng dùng để chạy các phần mềm quản lý bán hàng
I/ SmartPOS - Giải pháp 2 trong 1
1/ Thiết bị SmartPOS là gì?
SmartPOS là thiết bị thanh toán thẻ hiện đại nhất trên thị trường ngày nay, là sự kết hợp hai trong một giữa máy pos quẹt thẻ và máy Pos thanh toán thu ngân. SmartPOS chấp nhận thanh toán online thông qua các loại thẻ như thẻ từ, thẻ chip, thẻ contactless, cho phép khách hàng lựa chọn thanh toán toàn bộ hay trả góp. Ngoài ra, thiết bị thông minh này còn hỗ trợ khách hàng thanh toán bằng các ví điện tử chuyên dụng như Momo, VNPay,... thông qua hình thức quét mã QR-Code.
Đối với doanh nghiệp, SmartPOS tích hợp toàn diện các tiện ích chỉ trên một thiết bị với các tính năng cơ bản: thanh toán, quản lý bán hàng, lên đơn, đặt hàng, kết nối với hệ thống của đơn vị chấp nhận thanh toán, in hóa đơn…
Đặc biệt, SmartPOS phát triển nhiều tính năng nâng cao, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, thu hút khách hàng, tăng lợi thế cạnh tranh như hỗ trợ chuyển đổi trả góp lãi suất 0% và cung cấp hệ thống quản trị dữ liệu cho doanh nghiệp.
2/ Lợi ích của SmartPOS
- + Giao diện đơn giản, dễ sử dụng: Màn hình cảm ứng của thiết bị SmartPOS có kích thước lớn giúp người dùng dễ dàng thao tác, tra cứu và kiểm tra thông tin bán hàng một cách chính xác, tiện lợi.
- + Đa dạng hình thức thanh toán: Máy SmartPOS hỗ trợ nhân viên thanh toán cho khách hàng bằng các loại thẻ như thẻ từ, thẻ chip, thẻ contactless,... hay thanh toán bằng ví điện tử thông qua mã QR-Code,...
- + Phù hợp với đa dạng ngành hàng: Thiết bị SmartPOS phù hợp với nhiều ngành nghề như nhà hàng, quán ăn, cafe. trà sữa, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, shop thời trang, trường học, bệnh viện,...
- + In hóa đơn nhanh chóng: SmartPOS hỗ trợ nhân viên in hóa đơn, phiếu bán hàng nhanh chóng cho khách hàng giúp quy trình bán hàng được tối ưu, khách hàng không cần phải chờ đợi thanh toán lâu.
- + Hỗ trợ thanh toán, bảo mật an toàn: SmartPOS đảm bảo mọi giao dịch với khách hàng hay đối tác được bảo mật thông tin tuyệt đối.
II/ Máy Pos quẹt thẻ
1/ Máy POS quẹt thẻ là gì?
Máy POS quẹt thẻ thường dùng để quẹt thẻ ATM. Để đảm bảo tuyệt đối tính bảo mật dữ liệu cho các chủ thẻ thanh toán, bạn sẽ không thể nào mua được các loại máy quẹt thẻ này mà chỉ có thể xin cấp trực tiếp từ ngân hàng. Khi khách thanh toán bằng thẻ qua máy POS - tiền sẽ chuyển trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của chủ cơ sở kinh doanh. Thông thường, ngân hàng sẽ thu một quản phí nhất định cho mỗi giao dịch được thực hiện qua máy POS.
Máy POS quẹt thẻ tín dụng, thẻ ATM thường được sử dụng trong các cửa hàng bán lẻ, quán cafe - nhà hàng -siêu thị
Máy pos ngân hàng giá bao nhiêu tiền?
Bạn không thể mua máy POS cà thẻ thông thường ở ngoài thị trường mà phải xin cấp và mở tài khoản ở ngân hàng – Việc này ở một số ngân hàng là hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, cái bạn cần quan tâm ở đây không phải là mua máy với “giá bao nhiêu?”. Cái bạn cần quan tâm nhất ở đây là ngân hàng sẽ thu của bạn bao nhiêu tiền cho mỗi giao dịch. Ví dụ với mỗi giao dịch 100.000 đồng, ngân hàng sẽ thu mức phí thanh toán qua máy pos từ 1.000 – 2.500 đồng.
Biểu phí máy POS là bao nhiêu?
Như đã nói ở trên, khi thực hiện mỗi giao dịch, ngân hàng sẽ thu chủ cửa hàng một số tiền nhất định. Đây được gọi là mức biểu phí, mức phí này thường dao động từ >1% - 1.5% đối với thẻ nội địa. Từ 1.5% - 2.5% đối với thẻ quốc tế. Mức phí này thường không cố định mà phụ thuộc vào doanh số của từng cửa hàng. Cửa hàng có doanh số hàng tháng càng cao thì mức phí càng thấp và ngược lại
Hình thức thanh toán qua máy POS
Hiện nay có 3 cách thanh toán qua máy POS:
- - Thanh toán bằng thẻ quẹt
Là hình thức thanh toán thông dụng nhất. Sau khi quẹt thẻ, nhân viên thu ngân sẽ yêu cầu bạn nhập mã PIN xác nhận. Đây là cách thanh toán dành cho thẻ từ - công nghệ phổ biến nhất thường được sử dụng cho các thẻ ghi nội địa. Nhược điểm của loại thẻ này là tính bảo mật kém, dễ bị lấy cắp thông tin
- - Thanh toán bằng cách cắm thẻ
Cách này dành cho thẻ chip EMV - Công nghệ này có ở thẻ quốc tế Visa/MasterCard/JCB... Nó an toàn hơn thẻ từ nhiều lần. Tuy nhiên thường thì cách này sẽ không cần nhập mã PIN khi thanh toán.
(Cập nhật – Đến 1.6.2019, đã có 7 ngân hàng có thẻ chip nội địa là: Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, Sacombank, TPBank, ABBank)
- - Thanh toán bằng điện thoại (không cần sử dụng thẻ)
Thông qua các nền tảng thanh toán trên di động phổ biến như Android Pay, Apple Pay, Samsung Pay... Bạn chỉ cần đặt điện thoại gần máy POS, nhập mã pin là đã thanh toán xong qua nền tảng NFC
Các loại thẻ chấp nhận thanh toán bằng máy POS
- Thẻ Visa (số thẻ bắt đầu bằng số 4)
- Thẻ Master Card (số thẻ bắt đầu bằng số 5)
- Thẻ JCB (số thẻ bắt đầu bằng số 35)
- Unionpay (số thẻ bắt đầu bằng số 62)
Các thẻ nội địa là thẻ ATM của các ngân hàng được nhà nước cấp phép
Các bước giao dịch bằng thẻ qua máy POS ngân hàng:
Bước 1: Nhận thẻ thanh toán từ khách hàng, kiểm tra xem có phải là thẻ giả hay không
Bước 2: Xác nhận số tiền thanh toán của khách
Bước 3: Cà thẻ: Thẻ chip hoặc thẻ từ có các cách cà thẻ khác nhau. Nếu là thẻ chip thì cắm thẻ vào khe đọc chip của thiết bị và để yên thẻ trong thiết bị cho đến khi kết thúc giao dịch đối với thẻ chip. Còn với thẻ từ thì kéo thẻ qua khe đọc thẻ
Bước 4: Hoàn trả thẻ và lập các chứng từ giao dịch thẻ
Bước 5: Tổng kết thanh toán và in lại hóa đơn máy POS cho khách hàng
Thủ tục đăng ký cấp máy:
Bước 1: Khách hàng đăng ký trực tiếp đến ngân hàng mà mình quan tâm để đăng ký thông tin và xin lắp đặt
Bước 2: Ngân hàng sẽ tư vấn và mở tài khoản ngân hàng để nhận tiền cũng như chuẩn bị các điều khoản hợp đồng, mức biểu phí sử dụng máy theo quy định
Bước 3: Nhân viên sẽ gửi yêu cầu thiết lập thông số kỹ thuật máy POS ra các trung tâm quản lý thẻ gần đó
Bước 4: Các trung tâm thẻ sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi lại cho chi nhánh ngân hàng tại địa phương của bạn để phân công lắp đặt và hướng dẫn sử dụng POS trong khoảng từ 2-3 ngày làm việc.
Tổng đài hỗ trợ lắp đặt máy POS ngân hàng:
Ưu và nhược điểm của máy POS ngân hàng:
Ưu điểm:
+ Đa dạng tiện ích thanh toán, giúp thu hút thêm khách hàng nhất là khách hàng nước ngoài sử dụng Union Pay, Visa…
+ Giảm việc quản lý và lưu trữ tiền mặt
+ Quản lý chính xác nguồn thu thông qua báo cáo giao dịch của ngân hàng
+ Tăng thu lãi từ dòng tiền gửi qua tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng
+ Việc đăng ký máy POS ở một số ngân hàng là hoàn toàn miễn phí
Nhược điểm:
+ Phí giao dịch cao (1-2.5%) trong khi các hình thức ví điện tử không thu phí giao dịch hoặc phí giao dịch thấp (Như Vnpay chỉ dưới 1%, Momo, ZaloPay, Grab Moca: 0%)
+ Độ phổ biến đang dần thua so với loại hình thanh toán ví điện tử
Tiền phí dịch vụ thanh toán ai nên chịu?
Theo quy định hiện hành, chủ cửa hàng quẹt thẻ là người phải chịu 100% phí giao dịch. Hiện nay, có nhiều đơn vị thu tiền phí dịch vụ lên phía người sử dụng thẻ, điều này là hoàn toàn sai nguyên tắc. Nếu bị báo cáo sai phạm, bạn có thể bị ngân hàng xử lý tuỳ vào mức độ |